Dịch tả lợn Châu Phi hiện nay về cơ bản đã được kiểm soát hiệu quả, bà con chăn nuôi đã có thể bắt tay vào xử lý, vệ sinh chuồng trại để chuẩn bị cho việc tái đàn chăn nuôi. Để hỗ trợ và giúp người dân thực hiện vệ sinh, xử lý chuồng trại đúng cách, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa ra cho người chăn nuôi một số điều hướng dẫn cần lưu ý như sau.
Vệ sinh và sát trùng khu vực bên trong chuồng trại
Vệ sinh xử lý chuồng trại chăn nuôi là điều quan trọng nhất và cần được thực hiện để loại bỏ triệt để các loại vi khuẩn, virus có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của vật nuôi. Người chăn nuôi cần quét dọn, thu gom rác thải, chất thải chăn nuôi để tiêu hủy. Các loại thức ăn, thực phẩm thừa, thanh chắn hay giàn mát chuồng trại cũng cần được tiêu hủy để đảm bảo chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, kỹ lưỡng nhất.
Sau khi quét dọn, xử lý chuồng trại, người chăn nuôi cần phun thuốc sát trùng mỗi ngày toàn bộ khu vực chuồng trại và các khu vực xung quanh trong 1 tuần đầu tiên. Trong 3 tuần tiếp theo, mỗi tuần thực hiện phun thuốc 3 lần để sát trùng.
Bạn có quan tâm: Kỹ thuật chăn nuôi và chăn sóc thỏ sinh sản
Sát trùng và vệ sinh xung quanh chuồng trại
Sau khi vệ sinh khu vực chuồng trại, tiếp đến người chăn nuôi cần thực hiện vệ sinh khu vực xung quanh chuồng trại. Nên phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh khu vực chuồng trại chăn nuôi, rải vôi hoặc dùng vôi 1% để phun lên toàn bộ khu vực xung quanh chuồng trại chăn nuôi.
Riêng đối với các hệ thống hầm bể biogas xử lý chất thải chăn nuôi, người chăn nuôi cần kiểm tra và theo dõi hoạt động của hầm, giữ cho nhiệt độ hầm ở giai đoạn sinh khí là 50 độ C, ở nhiệt độ này các mầm bệnh có trong phân sẽ bị tiêu diệt triệt để.
Tiến hành việc tái đàn sau khi vệ sinh chuồng trại
15 ngày sau khi tiến hành vệ sinh và sát khuẩn xử lý chuồng trại, người chăn nuôi tiếp tục tiến hành vệ sinh lần 2. Sử dụng thuốc sát trùng để phun lên toàn bộ khu vực chăn nuôi từ bên trong chuồng trại cho đến các khu vực xung quanh chuồng nuôi. Trong thời gian vệ sinh, sát khuẩn chuồng trại, người chăn nuôi cần đóng kín cửa chuồng.
Riêng đối với các đơn vị chăn nuôi theo mô hình mở, người chăn nuôi nên chuyển sang mô hình chuồng kín để hạn chế tối đa các mầm bệnh có thể lây lan từ bên ngoài vào.
Xem thêm: Làm cách nào chế biến rơm cuộn là thức ăn cho gia súc
Sau khi đã thực hiện hết các giai đọn sát trùng, xử lý chuồng trại cần thiết. Các trang trại có thể tiến hành tái đàn với số vật nuôi khoảng 10% số lượng đàn có thể nuôi.
Sau khi đã tái đàn được 30 ngày, người chăn nuôi cần lấy mẫu đi xét nghiệm, sau khi có kết quả âm tính với virus dịch tả lợn Châu Phi, người chăn nuôi mới có thể tái đàn 100%.
Xem các tin tức về Nông Nghiệp cũng như các Sản Phẩm Nông Nghiệp tại Việt Hàn Composite