Phát triển các hoạt động chăn nuôi nhưng không có sự đầu tư hợp lý cho hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi. Điều này gây ra rất nhiều những hệ quả tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường sống, nguồn nước sinh hoạt và sức khỏe của bà con sống xung quanh khu vực chăn nuôi.
Vừa qua, các cơ quan quản lý môi trường của xã Triệu Hải, Huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng đã phát hiện một trang trại chăn nuôi vi phạm nghiêm trọng vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, không khí làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân sinh sống trên địa bàn.
Sai phạm gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và không khí
Xem thêm: Hướng xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả hạn chế ô nhiễm môi trường
Trang trại chăn nuôi heo tại vi phạm thuộc sở hữu của công ty TNHH Trường Thịnh Farm, trang trại được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2015 với quy mô chăn nuôi lên đến 10.000 con. Theo chia sẻ của những hộ dân sống xung quanh khu vực trang trại chăn nuôi, nhiều năm qua, người dân đã phải chung sống với mùi hôi thối và sự ô nhiễm môi trường do trang trại chăn nuôi heo này gây ra.
Đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây, không khí của địa phương càng bị ô nhiễm nặng nề do các hoạt động chăn nuôi của trại heo này gây nên. Ông Trần Văn Đồng (thôn 1, Xã Thiệu Hải) chia sẻ “Suốt 5 năm qua, trừ thời gian trại heo ngừng hoạt động, còn lại bà con chúng tôi chẳng ngày nào được yên thân. Giờ họ (trại heo Công ty Trường Thịnh Farm) không xả nước thải trực tiếp ra môi trường như trước nữa, nhưng mùi hôi thối thì khủng khiếp vô cùng”.
Tình trạng ô nhiễm môi trường, mùi hôi bốc lên nồng nặc do không được xử lý chất thải chăn nuôi trước khi thải ra môi trường đã được người dân ghi nhận. Theo đó, cứ vào các thời điểm từ 5h-8h sáng, 11h-13h trưa, 17h-19h tối, 23h-2h sáng hôm sau là những khung giờ mùi hôi phát ra nồng nặc làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân.
Tình trạng ô nhiễm không khí, chất thải chăn nuôi heo của trang trại heo kể trên cũng khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất bà con nông dân. Trước đây, mỗi năm bà con sẽ sản xuất được 2 vụ lúa và một vụ bắp. Tuy nhiên, từ khi trang trại chăn nuôi heo xuất hiện, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng đã làm cho hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nước thải tràn ra đồng lúa khiến rễ bị thối, lép hạt và ảnh hưởng nặng đến năng xuất thu hoạch và kinh tế của bà con nông dân.
Nguồn nước uống cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bà con không thể sử dụng nguồn nước trong khu vực mà phải mua nước bình để ăn uống hàng ngày. Nước giếng chỉ dùng để tắm giặt, tuy nhiên cũng khiến cho bà con bị ngứa, ghẻ lở vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.
Nhiều lần xử phạt vẫn tái vi phạm
Không chỉ có không khí, nguồn nước sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chất thải mà trang trại chăn nuôi heo này thải ra. Các cơ quan chức năng đã lấy mẫu nước tại địa bàn đi kiểm nghiệm, tuy nhiên kết quả kiểm nghiệm chưa bà con sinh sống trong khu vực nhận được. Chính bởi những bức xúc này mà người dân trong khu vực đã cùng nhau chặn đường, ngăn không cho xe vận chuyển cám vào trang trại chăn nuôi.
Tin nông nghiệp: Siết chặt nông hộ tái đàn chăn nuôi heo tại đăk lăk
Theo lời ông Bùi Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh cho biết, tỉnh Lâm Đồng đã 2 lần ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt lên đến hàng trăm triệu đồng với các hành vi vi phạm xả chất thải chưa qua xử lý chất thải chăn nuôi ra môi trường, gây ô nhiễm không khí…Tỉnh cũng đã áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả do ô nhiễm đồng thời hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân sinh sống quanh khu vực chăn nuôi.
Đặc biệt, trong lần xử lý vi phạm vào tháng 3/2018, Tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu trang trại phải di chuyển gần 10.000 con heo ra khỏi trang trại để triển khai xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi. Sau khi trang trại chăn nuôi hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt hệ thống hầm biogas xử lý chất thải. Qua kiểm tra của của Sở Tài nguyên – Môi trường và các cơ quan chức năng, công trình xử lý chất thải chăn nuôi đã đạt tiêu chuẩn và được phép tái chăn nuôi vào đầu năm 2020.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, trang trại chăn nuôi này lại tiếp tục gây ra tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn.