[rank_math_breadcrumb]

Khó khăn trong việc bảo vệ môi trường khỏi chất thải chăn nuôi

xu ly chat thai chan nuoi (3)

Với số lượng vật nuôi của tỉnh đạt khoảng hơn 2 triệu con heo và hơn 36,2 triệu con gia cầm được chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nơi đây được mệnh danh là thủ phủ chăn nuôi của cả khu vực miền Nam. Cung cấp phần lớn lượng thực phẩm từ động vật để đáp ứng cho các nhu cầu tiêu thụ của thị trường, mang lại hiệu quả cao về kinh tế.

Sự phát triển này mang lại hiệu quả kinh tế chung cho cả đất nước, đồng thời góp phần phát triển đời sống người chăn nuôi. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cung tồn tại không ít những khó khăn. Đặc biệt là khâu bảo vệ môi trường khỏi những tác động tiêu cực của chất thải chăn nuôi.

xu ly chat thai chan nuoi (2)

Lượng chất thải chăn nuôi khổng lồ mỗi năm

Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, mỗi năm, lượng chất thải chăn nuôi mà vật nuôi thải ra được ước tính lên đến khoảng 3 triệu tấn. Đây là con số không hề nhỏ, nó đặt ra vấn đề về nhu cầu cấp bách tìm kiếm giải pháp hiệu quả để xử lý. Hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến môi trường sống.

Trong vài năm trở lại đây, các giải pháp được đưa ra để giải quyết tình hình này có thể kể đến như: chuyển các trang trại chăn nuôi quy mô lớn ra khỏi khu vực nội ô, cách xa khu dân cư; Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi quy mô lớn để giải quyết tình trạng chất thải bị rò rỉ ra ngoài; áp dụng các phương pháp chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao và sử dụng hệ thống hầm biogas.

xu ly chat thai chan nuoi (1)

Theo Bà Nguyễn Thị Xuân Viên, Phó trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường tỉnh Đồng Nai chia sẻ:

Khoảng 97% trại chăn nuôi trên địa bàn có sử dụng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi đạt chuẩn, nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn phát sinh. Bà Viên cho rằng, đối với các loại chất thải rắn, chất thải lỏng, việc thu gom, xử lý tương đối, nhưng chất thải khí thì rất khó. Theo bà, các trang trại chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo thực hiện vệ sinh theo chu kỳ đều đặn, phân và nước tiểu sẽ theo hệ thống đi xuống hầm chứa, những khí thải, mùi hôi phát tán ra xung quanh. Việc quan trắc không khí tự động ở các khu chăn nuôi chưa được thực hiện, lấy mẫu không khí để phân tích các chỉ số là điều không dễ dàng thực hiện, nhân lực chỉ vài người trong khi huyện chỉ có khoảng 200 trang trại lớn nên rất khó khăn trong công tác quản lý môi trường chăn nuôi”

Ý kiến này cũng nhận được sự đồng tình từ phía Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó chi cục trưởng chi cục chăn nuôi và thú ý tỉnh Đồng Nai.

Xem thêm: Siết chặt nông hộ tái đàn chăn nuôi heo tại Đăk Lăk

Cải thiện môi trường chăn nuôi để bảo vệ môi trường

xu ly chat thai chan nuoi (3)

Sau thời điểm dịch tả heo Châu Phi bùng phát, ngành chăn nuôi tỉnh Đồng Nai xác định đây là thời điểm để cải tổ lại các hoạt động chăn nuôi. Trong đó sẽ đảm bảo yếu tố an toàn cho môi trường là sự ưu tiên được đặt lên hàng đầu.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có gần 500 hộ chăn nuôi, trang trại cam kết vận hành các hệ thống xử lý chất thải theo quy định đề ra để đáp ứng các mục tiêu đề ra trong việc bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn nông thôn kiểu mẫu. Tận dụng khí gas từ việc xử lý chất thải chăn nuôi để làm chất đốt phục vụ các hoạt động sống hàng ngày. Điều này vừa góp phần tiết kiệm chi phí, vừa giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

Tham khảo thêm: Hướng xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả hạn chế ô nhiễm môi trường

Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Bài viết liên quan

0981.335.856