Nhu cầu xây dựng và sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi ngày càng phổ biến. Hầu hết các hộ gia đình chăn nuôi, những cơ sở chăn nuôi quy mô vừa cho đến các trang trại quy mô lớn trên thị trường hiện nay đều sử dụng hệ thống hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi.
Tình trạng hầm biogas bị nghẹt thường xảy ra khi số lượng chất thải tăng lên khiến cho hầm biogas composite không thể xử lý hiệu quả chất thải chăn nuôi đưa vào hầm khiến cho chức năng xử lý chất thải bị ngưng trệ, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lý chất thải, vệ sinh môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân.
Những điều cần biết khi hầm biogas bị nghẹt
Hầm biogas bị nghẹt là sẽ cần đến các phương thức xử lý trực tiếp. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, xử lý chất thải chăn nuôi, hệ thống hầm biogas sẽ tạo ra một lượng khí hỗn hợp có khả năng đốt cháy và được tận dụng để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt trong gia đình.
Tuy vậy, lượng khí sinh ra từ quá trình xử lý chất thải chăn nuôi qua hầm biogas lại rất độc hại cho con người nếu hít phải trực tiếp. Vì vậy nên khi xử lý hầm biogas bị nghẹt, bà con chăn nuôi cần lưu ý và có biện pháp để xử lý khí gas trước khi thực hiện xử lý hầm biogas bị nghẹt.
Bên cạnh việc xử lý khí gas, bà con chăn nuôi cũng nên làm thông thoáng không khí trong hầm biogas trước khi xuống sửa chữa. Để đảm bảo an toàn một cách tốt nhất, bà con nên sử dụng bình thở khí oxy để hạn chế tối đa tình trạng ngạt khí khi xuống hầm.
Khi xuống hầm biogas để xử lý tình trạng hầm bị kẹt, bà con cần trang bị bảo hộ đầy đủ, cẩn thận. Nếu không có đồ bảo hộ, bà con có thể dùng dây thừng buộc chặt ở hông, có người trực bên trên miệng hầm biogas để kịp thời xử lý khi gặp sự cố.
Những cách xử lý đơn giản, hiệu quả khi hầm biogas bị nghẹt
Khi hầm biogas bị đầy do quá tải lượng chất thải dẫn đến nghẹt sẽ gây ra khá nhiều những vấn đề làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như sức khỏe của bà con chăn nuôi. Để giải quyết tình trạng kể trên, bà con chăn nuôi có thể tham khảo một số phương pháp được áp dụng phổ biến và mang đến hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi lợn.
Sử dụng men tiêu hủy để xử lý chất thải cho hầm biogas
Phương pháp sử dụng men tiêu hủy để xử lý chất thải chăn nuôi được sử dụng vô cùng phổ biến và mang đến hiệu quả nhanh nhất. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, đổ trực tiếp men tiêu hủy xuống hầm biogas để cung cấp các loại vi sinh vật hữu ích, hỗ trợ cho quá trình phân hủy được diễn ra nhanh chóng hơn, giải quyết tình trạng chất thải chăn nuôi trong hầm bị quá tải khiến hầm biogas bị nghẹt.
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ phân hủy, men tiêu hủy cũng góp phần mang đến hiệu quả khử mùi, diệt khuẩn và loại bỏ tối đa các mầm bệnh giun sán có trong chất thải chăn nuôi.
Tùy thuộc vào quy mô hầm biogas mà bà con chăn nuôi có thể sử dụng số lượng men tiêu hủy cho phù hợp với nhu cầu, từ đó mang đến hiệu quả xử lý chất thải hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm: Khí biogas là gì và những ứng dụng khí biogas trong cuộc sống
Xử lý hầm biogas bị nghẹt bằng cách hút và vệ sinh bể chứa chất thải
Hút hầm cầu và vệ sinh bể chứa chất thải là cách tiếp theo được áp dụng để xử lý khi hầm biogas bị nghẹt. Phương pháp này mang đến hiệu quả nhanh chóng, tức thời và được áp dụng rất phổ biến.
Thông thường, hầm biogas sẽ được hút chất thải theo định kỳ để hạn chế tình trạng hầm bị nghẹt. Vì vậy nên một trong số những nguyên nhân gây ra nghẹt hầm biogas là vì bà con chăn nuôi không thường xuyên hút, nạo hầm.
Sau khi xử lý bằng cách hút, vệ sinh hầm và bể chứa, hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi sẽ hoạt động bình thường trở lại. Chấm dứt tình trạng bị nghẹt và gây ra những tác động ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và môi trường.
Hy vọng với những thông tin mà Việt Hàn Composite cung cấp trên, ban đọc, bà con chăn nuôi sẽ biết cách để xử lý kịp thời khi hầm biogas bị nghẹt.