Là một tỉnh đứng đầu khu vực ĐBSCL về các hoạt động chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Số lượng đàn heo của tỉnh Tiền Giang luôn dao động khoảng trên 600.000 con. Với số lượng vật nuôi lớn, vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi luôn là mối quan tâm lớn của tỉnh.
Xử lý nước thải bằng mô hình biogas VAC và sử dụng nước thải sau khi biogas để làm phân bón cho cây trồng mang lại hiệu quả cao, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề về chất thải chăn nuôi được đặt ra.
Rất nhiều các hộ chăn nuôi hiện nay đã sử dụng hệ thống hầm biogas để phục vụ cho việc xử lý chất thải, đồng thời tận dụng nguồn nước thải sau biogas để tưới cho các loại cây trồng, cỏ để tái phục vụ hoạt động chăn nuôi. Chất thải sau biogas cũng được sử dụng để chăm sóc cho các loại cây trồng ăn quả như nhãn, xoài, mít, chôm chôm,… và mang lại hiệu quả bất ngờ.
Theo ông Lê Quốc Bảo, xã Thanh Hòa, thị xã Cai Lậy cho biết, trước khi áp dụng mô hình hầm xử lý bằng mô hình biogas. Các hoạt động chăn nuôi và xả thải của gia đình đều được xả trực tiếp ra môi trường gây nên mùi hôi khó chịu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con xung quanh.
Lợi ích to lớn nhận được khi xây dựng hầm biogas composite trong chăn nuôi heo ngày nay
Sau khi được tiếp cận với dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp của tỉnh Tiền Giang. Ông Bảo đã đăng ký xây dựng bể biogas để xử lý chất thải chăn nuôi với quy mô 12m3. Sau khi hoàn tất hầm biogas, ông xây dựng 2 bể lắng bằng khảng 700 m2 để phục vụ tốt nhất hoạt động xử lý chất thải chăn nuôi.
Ở diện tích ao với 700m2, ông thả nuôi các loại cá phổ biến như cá tra, cá phi, các tai tượng… mỗi năm, ao cá này mang lại một nguồn thu nhập đáng kể. Ngoài ra, lượng nước trong ao ông còn tận dụng để làm nguồn nước tưới cho các loại cây trồng. Vừa cung cấp đầy đủ nước cho cây, vừa giúp cây phát triển tốt nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng có trong chất thải chăn nuôi sau mô hình biogas. Mỗi tháng, ông Bảo có thể tiết kiệm được 300.000 – 400.000 đồng chi phí phân bón.
Xem thêm: Mô hình hầm biogas mang lại lợi ích gì cho người chăn nuôi?
Theo ông Trần Thanh Phong, Giám đốc trung tâm Khuyến nông của tỉnh Tiền Giang chia sẻ:
“Chúng ta phải coi chất thải chăn nuôi là nguồn tài nguyên để từ đó có biện pháp xử lý, tạo ra giá trị gia tăng trong chăn nuôi.
Tuy nhiên, khi sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây trồng, nông dân cần chú ý phải sử dụng phân hoai. Nếu sử dụng nước thải sau hầm KSH thì nguồn nước này phải trong bể KSH từ 40 – 45 ngày mới đủ điều kiện tưới. Ngoài ra, tùy từng loại cây trồng khác nhau sẽ có tần suất, nồng độ pha loãng phù hợp, nếu tưới đậm đặc quá cũng có thể làm cháy cây, nhất là cây còn non hoặc đang có lá non”.
Tỉnh Tiền Giang đã và đang triển khai rất nhiều mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng mô hình biogas ở tất cả các địa phương trong tỉnh, góp phần giúp cho các hộ chăn nuôi tiết kiệm được chi phí điện năng, phân bón và góp phần làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe người chăn nuôi.
Những nông hộ có thể tham khảo những sản phẩm bằng composite chất lượng tại Website Việt Hàn của chúng tôi để có sự lựa chọn phù hợp với chăn nuôi sản xuất của bà con hiện nay.